Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương là bao lâu ?
Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương là bao lâu, ly hôn đơn phương có mất nhiều thời gian giải quyết không là vấn đề nhiều cặp đôi ly hôn từ một phía thắc mắc.
Hình thức ly hôn chủ yếu được giải quyết qua ly hôn đơn phương hoặc ly hôn đồng thuận. Ly hôn đơn phương hay chính là ly hôn từ một phía là hình thức ly hôn mà vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn chứ không nhận được sự đồng thuận của cả hai.
Nhiều cặp đôi ly hôn từ một phía gặp rất nhiều rắc rối trong quá trình tiến hành các thủ tục ly hôn vi không thể thỏa thuận được các vấn đề về lợi ích với nhau khiến cả hai mệt mỏi cũng như tốn kém thời gian, công sức.
Chính điều này, họ đã tìm đến các luật sư tư vấn ly hôn một phía để được gỉai đáp các thắc mắc cũng như muốn tiến hành các thủ tục ly hôn nhanh gọn.
Thời hạn tiến hành giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương
Theo như Luật hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 54:
Vấn đề tiếp nhận đơn ly hôn và tiến hành giải quyết các thủ tục ly hôn sẽ thuộc phạm vi và chức năng của Tòa án theo các quy định của pháp luật.
Trước khi tiến hành các thủ tục ly hôn và đưa ra Tòa án sơ thẩm, Tòa án sẽ cho các cặp đôi quyết định ly hôn thời gian chuẩn bị cũng như tiến hành thủ tục hòa giải.
Việc tiến hành hòa giải nhằm giải quyết các vấn đề về thỏa thuận tài sản của cả hai, Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải nếu như cả hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau, trường hợp cả hai không tự hòa giải được thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành các thủ tục hòa giải phải đảm bảo rằng cả hai bên đều có mặt thì các quyết định mới có hiệu lực.
Bộ luật TTHS cũng đã quy định tại điều 227 về những người đại diện hoặc ủy thác trách nhiệm cho đương sự sẽ phải thực hiện những yêu cầu sau:
Các bên sẽ thực hiện nhận lệnh của Tòa án khi yêu cầu có sự tham gia của người ủy quyền hoặc đại diện cho quyền lợi của đương sự phải có mặt khi Tòa đưa ra các phán quyết.
Trong trường hợp người đại diện không thể có mặt thì Tòa sẽ tiến hành các biên bản tạm hoãn phiên tòa xét xử khi có đơn yêu cầu được xét xử vắng mặt.
Việc tạm hoãn hoặc đình chỉ phiên tòa sẽ được Tòa án gửi thông báo với người đại diện hoặc người được ủy quyền trách nhiệm, quyền lợi.
Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành phát thông báo triệu tập lần thứ hai khi phiên tòa xé xử lần đầu tiên không thực hiện được. Người được đương sự ủy quyền trách nhiệm cho quyền lợi và trách nhiệm liên quan phải có mặt trực tiếp tại phiên tòa,
Trường hợp người đại diện vắng mặt vì một số lý do khách quan thì Tòa án sẽ tiến hành xử lý theo những phương thức sau:
Khi bị đơn không có yêu cầu phản tố lại đồng thời những người đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi không có yêu cầu xin vắng mặt tại Tòa mà những người tham gia vụ việc có mặt đầy đủ tại Tòa thì sẽ được tiến hành xét xử vắng mặt.
Như vậy, để không mất thời gian trong việc tiến hành các thủ tục ly hôn đơn phương thì yêu cầu cả hai phải có mặt tại Tòa để nghe những phán quyết của Tòa. Trường hợp nếu như một trong hai người không thể có mặt tại Tòa thì phải làm đơn xin vắng mặt và người đại diện phải có mặt để nghe những phán quyết của Tòa.
Điều 203 đã quy định về thời hạn tiến hành giải quyết các thủ tục như sau:
Thời hạn không quá 4 tháng kể từ khi thụ lý vụ án nếu như có tình tiết phức tạp thì cũng không được kéo dài quá 6 tháng.
Như vậy, pháp luật cũng đã quy định rõ ràng về thời hạn thực hiện các thủ tục ly hôn và không được phép kéo dài thời hạn.
>> Có thể bạn quan tâm
Nội thất Đăng Khoa bán ghế văn phòng đẹp được ƯA CHUỘNG NHẤT chuẩn ISO 900