Xuất lùi ngày hóa đơn điện tử và lưu ý khi tạo lập HĐĐT

Khi mới chuyển từ sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp còn rất băn khoăn về việc tạo lập hóa đơn điện tử, có được xuất lùi ngày hóa đơn điện tử hay không… Trong bài viết này sẽ giải đáp những vướng mắc trên cho doanh nghiệp.

Chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Đây là lưu ý cần thiết khi tạo lập hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp cần lưu ý. Bên bán hàng được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa hữu hình trong quá trinh lưu thông. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này chỉ được chuyển đổi 1 lần duy nhất và cần đảm bảo những điều kiện sau:

+ Đảm bảo tính toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
+ Có ký hiệu riêng xác nhận hóa đơn này được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.
+ Có đầy đủ chữ ký và họ tên của người đại diện bên bán

xuất lùi ngày hóa đơn điện tử

Xuất lùi ngày hóa đơn điện tử

Khi tạo lập hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần chú ý việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử chính là hành vi phạm pháp và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Điều luật này được quy định tại Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính. Hóa đơn điện tử cần đảm bảo ghi đúng thời gian khởi tạo và xuất hóa đơn.

Lưu ý về viết tắt trên hóa đơn điện tử

Bên cạnh lưu ý về xuất lùi ngày hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các ký hiệu viết tắt trên hóa đơn điện tử. Tại Thông tư 68/2019 đã quy định rõ các viết tắt hóa đơn điện tử như sau:

+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.

Định dạng hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Thông tư 68/2019: Định dạng HĐĐT là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử.

Định dạng HĐĐT sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).

Thành phần bao gồm: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ HĐĐT và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
https://thammyviencharm.vn/

https://thammyviencharm.vn/blog/

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *