Cách trồng và chăm sóc hoa lan cho hoa đẹp nhất

Lan là loại hoa đẹp và dễ trồng, chính vì lý do đó mà rất nhiều người chơi lan như là một món ăn tinh thần. Lan là loại hoa có nguồn gốc từ rừng sâu. Khi trồng và chăm sóc bạn cần chú ý đến những điều kiện và chế độ chăm sóc để lan phát triển và sinh trưởng tốt để cho hoa đẹp. Một số yếu tố có thể kể đến như nước, phân bón, độ ẩm, ánh sáng,…

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm trồng hoa lan mà it người biết.

1. Cách chọn giống lan và thiết kế vườn trồng lan

Khi chơi lan thì bạn nên biết loại hoa này cần một nơi chắc chắn, rộng rãi, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng để có thể phát triển tốt nhất.

– Trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: nếu bạn có ý định trồng hoa lan trên những nơi như ban công, mái hiên hay sân thượng thì bạn nên trồng thêm một số cây cao hơn để che chắn cho lan do ảnh hưởng của sự khô nóng từ những kết cấu bê tông hay mái tôn xung quanh.

– Giàn che ánh sáng: nên sử dụng lưới che màu xám hay xanh đen để giảm độ chói của ánh nắng mặt trời. Giàn che nên thiết kế cứng cáp và chắc chắn để chống lại gió bão.

– Chọn giống lan rừng: giống lan cũng là một yếu tốt rất quan trọng bởi lan có rất nhiều giống. Nếu trồng để chơi thì nên lựa chọn những giống như hồ điệp, vũ nữ vì đây là những loại hoa dễ trồng, dễ chăm sóc và cho nhiều hoa.

2. Giá thể và môi trường sống cho hoa lan

Khi trồng lan rừng cần lưu ý đến giá thể để trồng, lựa chọn những loại giá thể gần gũi với môi trường và đặc biệt là phù hợp với lan. Giá thể thích hợp và thường được sử dụng nhiều để trồng lan đó là gỗ và dớn.

Hoa lan là loại hoa ưa những nơi ẩm và mát mẻ, vì thế lựa chọn những nơi trồng lan không nên có quá nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp, ít ánh nắng chói vào và thoáng gió.

3. Cách trồng lan rừng, triết cây

– Cách chiết tách lan rừng: nên quan sát bộ rễ của cây khi mới mua về, nếu có cây con và đang có rễ thì nên để lại, nếu rễ có dấu hiệu bầm dập thì nên cắt bỏ chỉ để lại khoảng 1cm.

Không nên chiết tách lan vào tháng 7 và tháng 11 vì thời gian này rễ lan chậm phát triển, cây con vào những giai đoạn này thường nhỏ hơn vào những thời điểm khác. Tốt nhất bạn nên chiết tách lan vào mùa xuân để cây phát triển tốt nhất.

Nếu bạn là người chưa biết chiết hay chăm sóc gì thì không nên chiết lan mà hãy để cả bụi trồng vì cây có thể bị mất sức và héo khi bạn không biết cách chiết và chăm sóc.

– Trồng trên luống: làm luống đất rộng 80-90cm và dài tùy vào đất nhà bạn, cho vỏ lạc vào dày khoảng 20cm. Hai đầu luống sử dụng cột bê tông hoặc cột sắt để căng cáp, mỗi luống cần căng 3 dây cáp nhỏ để định vị cho lan. Cột sao cho sau này có thể điều chỉnh được độ cao của dây cáp tùy thuộc vào đọ phát triển của hoa lan.

– Trồng trên giàn, chậu: khi lan đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài, cây mô rửa sạch để trên lưới hoặc rổ để ráo nước và giữ thoáng mát cho cây non.

Vào giai đoạn trồng chung trên giàn lấy vỏ quả dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây buộc lại rồi đặt trên giàn. Sau khi trồng trên giàn chung khoảng 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 5 tháng tiếp thì chuyển sang chậu lớn.

Nên lưu ý mỗi lần chuyển chậu thì sau khoảng 7-10 ngày mới nên bón phân để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. 

4. Cách chăm sóc lan rừng

Cây lan nhà bạn có phát triển tốt và cho hoa đẹp hay không không chỉ phụ thuộc vào giống lan, cách trồng mà quy trình chăm sóc rất quan trọng.

Điều kiện ánh sáng

Lan là loại cây sống trong rừng sâu, vì thế chúng không chịu được cường độ ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời chói chiếu trực tiếp. Để khắc phục tình trạng này bạn nên lựa chọn giải pháp sử dụng lưới màu để che giảm cường độ ánh sáng, trong giai đoạn cây non bạn cũng có thể sử dụng 2 lớp lưới để che cho cây.

Tưới nước

Bất kể loại sinh vật nào cũng cần có nước để có thể sinh trưởng và phát triển được. Và cây lan cũng không phải là ngoại lệ, nếu thiếu nước cây sẽ bị khô héo, lá rụng nhưng không chết và không thể phát triển được. Nếu thừa nước cây hay bị tình trạng thối, nhất là những giồng lan có lá đứng mọc sát nhau. Sau khi trồng bạn nên duy trì tưới nước 2 lần/ngày.

Chỉ nên tưới nước đủ ẩm, tưới vào những thời điểm mát như sáng sớm hoặc chiều mát, không được tưới vào những thời điểm nhiệt độ cao vì có thể làm cây bị héo. Sau mỗi trận mưa, nhất là mưa đầu mùa thì nên tưới lại cây để rửa sạch những chất cặn đọng trên thân lá.

Bón phân cho hoa lan

Riêng đối với hoa lan ta không bón phân trực tiếp qua rễ mà sẽ bón phân bằng cách phun qua lá. Lưu ý phân bón phải chứa đầy đủ những dưỡng chất đa, trung và vi lượng với tỉ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Pha phân vô cơ loãng để tưới cho cây, khi thấy đầu cây tròn và không tiếp tục phát triển thì nên pha đặc phân và tưới lại qua lá để kích thích sự phát triển của cây.

Khi trồng lan trong môi kém hoặc sự chăm sóc không phù hợp cây có thể mắc một số các loại bệnh, lúc này bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc và phòng từ sâu bệnh cho cây.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *